Skip to main content
x

Tại sao thiết kế cửa sổ máy bay lại là hình tròn và kính có lỗ nhỏ

Table of contents

Khi đi máy bay, chúng ta thường thích thú và chọn lựa vị trí ngồi cạnh cửa sổ. Đôi khi, cũng có người thắc mắc về hình dáng của cửa sổ máy báy và tò mò về lổ nhỏ trên kính. Vậy tại sao cửa sổ máy bay lại là kính hình tròn có lỗ nhỏ?

Thiết kế cửa sổ máy bay có hình vát tròn

Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo sự đòi hỏi của con người về phương tiện di chuyển thuận tiện và nhanh chóng hơn. Và máy bay dần trở thành một phương tiện giao thông rất cần thiết. Nhiều hãng hàng không được ra đời với vé máy bay giá rẻ để phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì thế, các loại máy bay được thiết kế hiện đại, có tốc độ bay lớn và khối lượng vận chuyển được nhiều hơn. Điều đó cũng dẫn đến một điều rằng số lượng chuyến bay phải nhiều hơn so với trước đây. Ở trên cao, mật độ không khí giảm, lực cản thấp, dễ tăng tốc độ cho máy bay. Cho nên, càng bay cao máy bay càng bay nhanh với vận tốc lớn và tiết kiệm được nhiên liệu.

>> Tổng hợp một số tin tức sau vụ MH17 bị rơi

>> Tại sao bạn nên mua vé máy bay ở đại lý hơn là mua qua mạng

>> Những thứ cần mang theo khi đi du lịch

Để máy bay bay được cao bắt buộc các thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên trên không trung. Cụ thể là cabin máy bay phải có hình trụ tròn, vát dẹt phần đầu để giảm lực cản của không khí và bên cạnh đó có cửa sổ có hình vát tròn. Ngày trước, với cửa sổ hình vuống chính là một lỗi khá lớn trong sản xuất máy bay.

Trên cao áp suất không khí bên ngoài giảm nhanh hơn rất nhiều so với áp suất bên trong cabin, tạo ra sự chênh lệch áp suất trong và ngoài khiến máy bay nở ra. Lúc này, các vật liệu cấu tạo của máy bay cũng bị thay đổi hình dạng, chúng phải chịu đựng một áp lực rất lớn. Vượt qua ngưỡng không thể chịu đựng được, chúng sẽ nứt và vỡ tung. Để giảm áp lực này chính là vát tròn các cửa sổ để áp lực được chạy mượt hơn lên các góc tròn của bề mặt, giảm áp lực không để gãy máy bay.

Các thiết kế cửa sổ máy bay càng được vát tròn để giảm thiểu áp lực tác động lên thân máy bay khi áp suất bên trong và ngoài máy bay chênh lệch nhau.

Kính cửa sổ máy bay có lỗ nhỏ

Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, cho biết: "Mục đích của lỗ thở nhỏ nằm trên tấm giữa là để cân bằng giữa áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm acrylic, do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng".

Từ đó, chiếc lỗ nhỏ bằng đầu đũa trên cửa sổ máy bay được ra đời hàng loạt với mục đích cân bằng áp suất trong và ngoài máy bay. Từng cửa sổ trên máy bay đều được cấu tạo bởi ba lớp vật liệu acrylic và 2 lớp acrylic ngoài cùng chịu lực ép áp suất. Ngoài ra, nhờ chiếc lỗ nhỏ trên cửa sổ nên chỉ có lớp ngoài cùng chịu áp lực.

Trong trường hợp tấm acrylic ngoài cùng không thể chịu được áp lực (điều này gần như không bao giờ xảy ra) và bị nứt vỡ, tấm giữa sẽ đóng vai trò thay thế cho tấm ngoài. Dĩ nhiên, chiếc lỗ nhỏ trên tấm giữa sẽ cho một luồng khí nhỏ đi qua, hệ thống cân bằng áp lực sẽ giải quyết phát sinh đó.

Bret Jensen, một chuyên viên kĩ thuật hàng không cao cấp của Boeing còn cho hay chiếc lỗ nhỏ này còn giúp ngăn hơi ẩm và tuyết bám trụ lên cửa sổ. Dù có bay qua các đám mây, cửa sổ máy bay cũng không bao giờ bị mờ đi.

Add new comment

Restricted HTML

  • You can align images (data-align="center"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can caption images (data-caption="Text"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
CAPTCHA This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.