Skip to main content
x

Bệnh viện Hôpital Militaire - bệnh viện Quân đội nay là bệnh viện Nhi Đồng 2

Table of contents

Là một trong những bệnh viện lâu đời nhất Châu Á, được thành lập vào năm 1862 bởi đô đốc Louis - Adolphe Bonard (1805-1867), bệnh viện của quân đội Pháp ban đầu nằm ở góc đông nam ngã tư của đường Nationale [Hai Bà Trưng] và đại lộ Norodom [Lê Duẩn], mà hiện giờ là tòa nhà Tập đoàn Kumho Asiana Plaza.

Chức năng chính của bệnh viện là phục vụ cho lực lượng thủy quân lục chiến, đồn trú tạm thời ở phía bắc của ngả tư. Tuy nhiên, ngay từ đầu bệnh viện điều trị luôn cho công chức thuộc địa cũng như binh sĩ Pháp và Việt.
Bệnh viện được điều hành bởi các bác sĩ quân đội Pháp, với sự hỗ trợ điều dưỡng bởi các nữ tu dòng Saint - Paul de Chartres.

Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu mang từ Pháp sang.

Nơi đây trên dãy lầu nhỏ của bệnh viện, Albert Calmette (1863-1933), với nhiệm vụ phát triển vắc-xin chống bệnh dại và bệnh đậu mùa, đã thành lập viện Pasteur đầu tiên bên ngoài nước Pháp vào năm 1891.

Trong hồi ký của mình năm 1905, cựu toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) mô tả các bệnh viện quân sự như "với các tòa nhà lớn và các khu vườn lót đầy cây và hoa của nó, cho một ấn tượng của vẻ đẹp thanh bình làm giảm cơn đau, và cái chết ngọt ngào cho những người sẽ chết - quá nhiều, than ôi "

Từ năm 1905 trở đi cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ. Năm 1925 Bệnh viện Quân sự chính thức sang tên "Bệnh viện Grall" để vinh danh Giám đốc Y tế Nam Kỳ, bác sĩ Charles Grall.

Thời Đệ nhị Thế chiến

Tháng Tư năm 1945 thời Đệ nhị Thế chiến, bệnh viện bị trúng bom của quân Đồng Minh, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.

Trong suốt cuối thời kỳ thuộc địa, cơ sở vật chất của bệnh viện tiếp tục mở rộng, và tới những năm đầu thập niên 1950, bệnh viện Grall cung cấp hơn 500 giường bệnh và đã được công nhận là lá cờ đầu của nền y học Pháp ở Đông Nam Á.

Sau sự rút lui của Pháp cuối cùng từ Đông Dương vào tháng Tư năm 1956, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Pháp và Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa, cho phép người Pháp tiếp tục điều hành bệnh viện. Trong những năm 1960, nhân viên y tế Pháp của bệnh viện điều hành các chương trình đào tạo tại các trường đại học và giảng dạy ở các bệnh viện, thiết lập các trung tâm điều trị bệnh phong và bệnh bại liệt, và thực hiện một số dự án nghiên cứu quan trọng về bệnh lý học Đông Nam Á.

Ngày 3-11-1966, quân biệt động tổ chức pháo kích DKZ vào nhiều địa điểm trong thành phố Sài Gòn trong đó có bệnh viện Grall để phá hoại lễ quốc khánh của VNCH, tổng cộng trong ngày có 8 người chết và 37 người bị thương nặng.

Vào cuối Tháng Tư, 1975 trong đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn, Bệnh viện Grall bị tràn ngập, bệnh nhân trọng thương vì chiến trận lên đến 222 người chỉ trong ba ngày cuối cùng.

Năm 1976 Bệnh viện Grall chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và người Pháp rút đi. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2, chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Add new comment

Restricted HTML

  • You can align images (data-align="center"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can caption images (data-caption="Text"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
CAPTCHA This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.